Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân và hậu quả

Tình trạng ô nhiễm ô nhiễm không khí ngày càng báo động và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Vậy ô nhiễm không khí là gì, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây. 

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là hiện tượng thay đổi tiêu cực của thành phần có trong không khí như khí lạ, khói bụi làm giảm tầm nhìn và gây biến đổi khí hậu, môi trường sống, sinh vật.    

Ô nhiễm không khí gồm hai loại là: Ô nhiễm không khí ngoài trời và ô nhiễm trong nhà. Tình trạng ô nhiễm không khí khiến 7 triệu người tử vong mỗi năm, trong đó Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới và nằm trong nhóm có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới.  

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là gì? 

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí có thể do yếu tố tự nhiên hoặc con người. Cụ thể như sau:

Ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên

Do các hiện tượng như bão bụi, núi lửa, cháy rừng, xác thối rữa của các loài động thực vật… Đối với nguyên nhân này thường rất khó dự báo và ngăn chặn. 

Ô nhiễm không khí do con người tác động

Do công nghiệp: Phải kể tới quá trình đốt cháy các loại nhiên liệu như: Khí đốt, dầu, than,… tạo ra các loại khí độc. Nồng độ ô nhiễm do công nghiệp còn tùy thuộc vào từng quy mô sẽ có mức độ ảnh hưởng riêng.

Giao thông vận tải: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, đặc biệt là khu đông dân cư, khu đô thị. Quá trình đốt nhiên liệu tạo ra các khí độc và gây ảnh hưởng bầu không khí. 

Sinh hoạt: Do hoạt động trong quá trình sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại, gây ô nhiễm các hộ gia đình xung quanh.  

Hậu quả của ô nhiễm không khí 

Những hậu quả của ô nhiễm không khí phải kể tới: 

Đối với hệ động – thực vật 

  • Khi không khí bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng tới các loài sinh vật. 
  • Khí nito, ozon, lưu huỳnh dioxit, chì, fluor… gây ảnh hưởng trực tiếp tới bầu không khí và tác động tới hệ thống thoát nước, giảm khả năng kháng bệnh. 
  • Các loại cây trồng ăn quả khi tiếp xúc với nồng độ HF trên 0,002 mg/m3 lá sẽ bị rụng và cháy đốm. 
  • Quá trình nóng lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính làm thay đổi hệ động, thực vật trên trái đất. 
  • Mưa axit tác động tới hệ thực vật và các loại cây, tiêu diệt các vi sinh vật. Khi đó, sẽ khiến rễ cây bị hư hỏng và làm khả năng hấp thu thức ăn, nước. 
  • Đối với các loại vật nuôi, fluor gây nhiễm độc do hít qua chuỗi thức ăn. 
  • Các chất gây ô nhiễm không khí có tính axit kết hợp với nước trong đám mây khi rơi xuống đất sẽ làm chết cây và các loài động vật. Bên cạnh đó, môi trường axit còn làm thay đổi tính chất nước ở sông, suối… ảnh hưởng tới các loài sinh vật dưới nước. 

Ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Hậu quả của ô nhiễm không khí với sức khỏe con người còn tùy theo mức độ của từng loại hóa chất. Cụ thể như sau: 

Bụi: Gây kích thích phổi và gây ra các bệnh về đường hô hấp. Bụi có thể gây nên các bệnh ở mắt, đường máu, da và cơ quan khác. Ngoài ra, khi bụi tan vào trong máu có thể gây nên các bệnh về tim mạch, ung thư do bụi chứa hóa chất độc hại. 

Sulfur Điôxít (SO2)và Nitrogen Điôxít (NO2): Gây ra các bệnh về đường hô hấp như phế quản, viêm phổi, bệnh về tim mạch, bệnh hen suyễn… 

Chì (Pb): Hàm lượng chì khi xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, da và nước uống gây đau khớp, viêm thận, rối loạn tủy xương, tai biến não, nhiễm độc hệ thần kinh trung ương. 

Cách khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí 

Để khắc phục những mức độ ô nhiễm của môi trường không khí cần áp dụng những biện pháp dưới đây:

  • Biện pháp kỹ thuật: Thay thế dây chuyền công nghệ lạc hậu, các loại máy móc hiện đại hơn để tránh tình trạng lây nhiễm. 
  • Quy hoạch: Giảm thiểu quy hoạch các khu công nghiệp và khuyến khích người dân di chuyển bằng phương tiện công cộng để tránh tình trạng ùn tắc. Ngoài ra, nên trồng nhiều cây xanh tại các thành phố lớn đảm bảo bầu không khí trong lành. 
  • Những phương tiện có thể khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường gồm: Lọc không khí bằng phương pháp sinh học, xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học máy lọc không khí và khẩu trang.

Trên đây là những hậu quả của ô nhiễm không khí, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại nguy hiểm và có cách phòng tránh cũng như khắc phục hiệu quả nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *