Ô nhiễm môi trường đất là gì? Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất?

Ô nhiễm môi trường đất là gì? Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường đất như thế nào? Nếu bạn đang có những thắc mắc này, thì hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau. 

Ô nhiễm môi trường đất là gì?

Ô nhiễm môi trường đất là hiện tượng thay đổi tính chất theo chiều hướng xấu, khi đó các loại hóa chất độc hại vượt mức cho phép, từ đó khiến nguồn tài nguyên bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới đời sống con người và nhiều hệ quả khôn lường. 

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam không chỉ tại vùng nông thôn, mà các thành phố lớn đang ở mức báo động. Điển hình nhất là các thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn. Các thống kê cho thấy, có khoảng hơn 3 triệu ha đất chưa được sử dụng đang bị suy thoái và có nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Khi đất bị ô nhiễm sẽ xuất hiện các chất Xenobiotic, có màu xám, khô cằn, nhiều bọt, có màu đỏ và xuất hiện các hạt sỏi có lỗ hổng… Với mỗi mức độ ô nhiễm sẽ có dấu hiệu riêng.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì?

Môi trường đất ô nhiễm do nhiều khía cạnh tác động, trong đó phải kể tới: 

Nguồn gây ô nhiễm đất

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất có thể do nhân tạo hoặc tự nhiên. Bao gồm:

Ô nhiễm nguồn đất nhân tạo: Đó là các loại chất thải từ nông nghiệp như vô cơ, thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Do chất thải công nghiệp gồm hóa chất dùng chạy nhà máy nhiệt điện, khai thác mỏ, nilon, sản xuất nhựa dẻo. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất do chất thải sinh hoạt như nước tiểu, rác thái, than tro, phân… 

Ô nhiễm đất tự nhiên: Do nước bị nhiễm phèn và có chứa lượng muối biển cao, gây ra các độc tố. 

Do các chất gây ô nhiễm đất

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất do các chất phải kể tới:

Chất thải kim loại: Đó là các loại kim loại nặng như: Sắt, chất thải mịn, bình điện, phế liệu… Các chất gây ô nhiễm môi trường đất này được tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. 

Chất thải khí: Khí CO được hình thành từ núi lửa phun trào, khói từ lò gạch, xe ô tô, xe máy, động cơ… 

Chất phóng xạ: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất. Khi các chất phóng xạ ngấm vào đất và vượt quá mức cho phép sẽ gây ảnh hưởng tới hệ sinh vật. 

Ngoài ra, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất có thể do các chất thải hóa học và hữu cơ, dầu, mưa axit, chôn lấp rác thải, xả rác bừa bãi, rác điện tử, trồng cây biến đổi gen, chặt phá rừng… 

Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất

Dưới đây là những hậu quả của môi trường đất đối với con người, nguồn nước và sản xuất nông nghiệp: 

Đất bị thoái hóa: Hầu hết phần đất trên bề mặt bị thay đổi, các loại nấm gây hại dễ bị xói mòn khi có mưa lớn, dư thừa lượng muối và các chất dinh dưỡng. Vì vậy, đất đai bị chua, mặn, chai cứng và không còn khả năng khai thác. 

Ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm: Môi trường đất bị ô nhiễm tác động tới nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm. Điều đó gây nguy hại cho con người, vì hầu hết lượng nước phục vụ nhu cầu ăn uống và sinh hoạt đều là nước ngầm. 

Tác động tới sản xuất  nông nghiệp: Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất tới nông nghiệp khiến mùa màng kém bội thu, thiếu chất dinh dưỡng và ảnh hưởng tới chất lượng nông sản. 

Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất tiếp theo là ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mối liên quan giữa sự phát triển của trẻ em và môi trường đất. Bên cạnh đó, khi môi trường đất bị ô nhiễm còn là tác nhân gây các bệnh ngoài da, ung thư, rối loạn hô hấp, dị tật bẩm sinh… khi có tiếp xúc trực tiếp với nguồn đất bị ô nhiễm hoặc sử dụng nguồn nước nhiễm độc. 

Tác động tới hệ sinh thái: Môi trường đất bị ô nhiễm làm thay đổi hệ thực vật, giảm năng suất của các loại cây trồng và làm mất cân bằng sinh thái, từ đó ảnh hưởng tới sự sống của các loài sinh vật. 

Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất

Để tránh những hậu quả của ô nhiễm môi trường đất con người cần thực hiện các biện pháp sau: 

  • Cần ban hành chính sách bảo vệ môi trường, bên cạnh đó cần chú trọng công tác quản lý đất ô nhiễm và thiết lập mô hình cải thiện chất lượng. 
  • Tăng cường công tác tuyên truyền, giúp người dân hiểu rõ hơn về ô nhiễm môi trường đất và có cách khắc phục hiệu quả, cũng như nâng cao ý thức. 
  • Trồng các loại cây có khả năng chống sâu bệnh tốt, hạn chế sử dụng thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật. 
  • Phục hồi hệ sinh thái rừng, tránh nguy cơ nước trôi và giữ lại các chất dinh dưỡng cần thiết. 

Đó là những hậu quả ô nhiễm môi trường đất, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ ảnh hưởng và có biện pháp bảo vệ môi trường đất một cách tốt nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *