Mưa axit là gì? Nguyên nhân và tác hại của mưa axit?

Mưa axit gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái và đời sống của con người. Vậy mưa axit là gì, nguyên nhân và tác hại của mưa axit như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để đi tìm câu trả lời cụ thể. 

Mưa axit là gì? 

Mưa axit là tình trạng tích lũy và lắng đọng các chất gây ô nhiễm, trong đó có nước mưa. Điều đó khiến cho nước mưa có chứa độ pH dưới 5,6 và được tạo từ khí thải NO2, SO2 tích tụ trong quá trình con người tham gia các hoạt động sản xuất. 

Nguyên nhân gây mưa axit

Nguyên nhân gây mưa axit do nhiều yếu tố khác nhau, đó có thể là do hiện tượng từ thiên nhiên như quá trình phun trào núi lửa, khói từ đám cháy. Tuy nhiên, con người được xác định là nguyên nhân chính gây mưa axit. 

Nguyên nhân gây mưa axit là do sự gia tăng lượng oxit nitơ và lưu huỳnh trong khí quyển, do tác động của con người gây nên. Vì trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, con người sử dụng các loại than đá, dầu mỏ để đốt và chứa khí nitơ, lưu huỳnh lớn sản sinh ra các chất độc hại như: NO2 và SO2. 

Những khí này khi được hòa tan với nước trong không khí sẽ tạo nên HNO3 và H2SO4. Khi có cơn mưa, axit sẽ lẫn với nước mưa và làm giảm độ pH. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Mưa axit có thể hòa tan các loại oxit kim loại và bụi kim loại trong không khí. Mưa axit gây ảnh hưởng tới con người, vật nuôi và cây cối.

Ngoài ra, mưa axit còn do những tác nhân như khói từ nhà máy nhiệt điện, khói thải ô tô, từ nhà máy lọc dầu, nhà máy luyện kim… 

Tác hại của mưa axit 

Dưới đây là những tác hại của mưa axit đối với con người và môi trường sống xung quanh:

Tác động tới sức khỏe con người

Nếu con người sử dụng nước mưa có chứa axit trong sinh hoạt hàng ngày như tắm giặt, gội đầu sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm, nấm, ngứa. Trong trường hợp dùng nước mưa axit sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Vì mưa axit được hình thành từ những hợp chất độc hại và gây phản ứng với các hóa chất tự nhiên. Nếu ngấm vào nước uống hoặc thực phẩm hàng ngày sẽ gây tổn hại tới hệ thần kinh, đặc biệt là trẻ em. Trong một số trường hợp, mưa axit còn gây tổn thương tới não và thậm chí là tử vong. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, nhôm ảnh hưởng từ mưa axit là tác nhân gây bệnh Alzheimer. 

Trong trường hợp sử dụng nước mưa axit thường xuyên có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp và giảm sức đề kháng. Vì trong nước mưa axit có chứa muối khoáng cần thiết cho sự phát triển của con người như magie, canxi… 

Ảnh hưởng của mưa axit đối với sinh vật 

Khi nhiễm nguồn nước mưa axit các loài sinh vật sẽ bị giảm khả năng sống, vì axit hóa sẽ làm giảm nồng độ pH trong sông hồ. Từ đó khiến cho các loại sinh vật sinh sống bị suy yếu hoặc chết. 

Bên cạnh đó, mưa axit cũng tác động tới các loại sinh vật biển. Khi nước biển có chứa acid sulfuric cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nồng độ pH trong nước biển giảm còn làm mất cân bằng hàm lượng muối trong các mô. Từ đó làm suy giảm khả năng duy trì nồng độ canxi của cá và ảnh hưởng tới quá trình sinh sản.

Mưa axit ảnh hưởng tới hệ thực vật

Tác hại của mưa axit còn ảnh hưởng tới hệ thực vật. Mưa axit, nước mưa ngấm vào lòng đất sẽ sản sinh ra các chất độc, nếu cây hấp thụ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển. Bên cạnh đó, khi có mưa axit sẽ làm ăn mòn lớp phủ bảo vệ của lá và khiến cây dễ bị hư hỏng và mất khả năng sản sinh ra các chất nuôi dưỡng. Khi không đủ dinh dưỡng cây sẽ bị tổn thương, đặc biệt là khi trời lạnh và có nguy cơ bệnh tật, côn trùng.

Cách khắc phục tình trạng mưa axit

Để tránh xuất hiện những cơn mưa axit cần thực hiện như sau: 

  • Giảm thiểu lượng khí thải từ các phương tiện giao thông, từ đó giúp kiểm soát được lượng oxit nitơ và cải tiến động cơ chuẩn Euro. 
  • Tránh nguy cơ phát tán chất NOx và SOx vào bầu khí quyển.
  • Cho lắp đặt các thiết bị khử sunphua tại những nhà máy nhiệt điện. 
  • Loại bỏ nito và lưu huỳnh trong dầu mỏ, than. 
  • Sử dụng các loại năng lượng có khả năng tái tạo thân thiện với môi trường.

Có thể thấy những tác hại của mưa axit tới sức khỏe con người và môi trường thiên nhiên là vô cùng lớn. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của bản thân bằng cách giảm thiểu khí thải ra ngoài môi trường. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *